Làm chứng minh nhân dân vào ngày nào trong tuần?

Làm chứng minh nhân dân vào ngày nào trong tuần?

Nếu là người Việt Nam, đến một độ tuổi nhất định sẽ được làm giấy chứng minh nhân dân. Đúng như tên gọi, loại giấy tờ này như một hình thức xác nhận cho một người là công dân của nước Việt Nam, có quyền và nghĩa vụ với đất nước này.

Một trong những câu hỏi được đặt ra là làm giấy chứng minh nhân dân ở đâu và được làm vào ngày nào trong tuần. Chúng ta sẽ cùng giải đáp những câu hỏi ấy trong bài viết bên dưới đây nhé!

Chứng minh nhân dân là gì?

Chức minh nhân dân (hay còn được gọi là chứng minh thư) đây là một loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam được cấp bởi Công an có thẩm quyền.

Đối tượng được cấp chứng minh nhân dân là tất cả công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên. Tuy nhiên nếu bạn đã 14 tuổi nhưng không có nhu cầu làm chứng minh nhân dân thì vẫn có thể không cần làm.

Chức minh nhân dân là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất của mỗi người. Trong đời sống hiện nay đa số các dịch vụ, hoạt động đều cần đến chứng minh nhân dân như thi cử, làm thẻ ngân hàng, giao dịch mua bán,vay tài chính, vay trả góp, làm hộ chiếu… vậy nên tốt nhất khi đủ tuổi bạn nên làm giấy chứng minh nhân dân theo quy định.

Theo luật căn cước từ ngày 1/1/2016, công dân trên toàn quốc sẽ đổi chứng minh nhân dân thành thẻ căn cước công dân. Tuy nhiên đến này hoạt động này chỉ mới áp dụng ở 16 tỉnh thành trên cả nước, 46 tỉnh thành còn lại vẫn sử dụng giấy chứng minh nhân dân như bình thường.

Chứng minh nhân dân cần thiết như thế nào?
Chứng minh nhân dân cần thiết như thế nào?

Những đối tượng không được cấp chứng minh nhân dân

Mặc dù theo quy định công dân Việt Nam trên 14 tuổi sẽ được cấp giấy chứng minh nhân dân, nhưng vẫn có các trường hợp tạm thời không được cấp như:

  • Đối tượng được cơ quan y tế xác nhận đang mắc bệnh tâm thần, không kiểm soát được hành vi của bản thân…
  • Đối tượng đang điều trị tại các bệnh viện tâm thần.
  • Đối tượng phạm tội đang bị tạm giam hoặc chờ quyết định tạm giam.
  • Đối tượng đang chấp hành quyết định đưa vào trại giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, chữa bệnh.

Thông tin trên giấy chứng minh nhân dân

Trên chứng minh nhân dân sẽ bao gồm những đặc điểm và thông tin như sau:

  • Kích thước 85,6mm x 53,98mm, hình chữ nhật được ép nhựa trong.
  • Có màu xanh nhạt cả 2 mặt:
  • Thông tin mặt trước là: Quốc huy, ảnh 2x3 của chủ thẻ, số chứng minh nhân dân, họ tên, ngày sinh, nguyên quán, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
  • Thông tin mặt sau là: Vân tay ngón trỏ trái, vân tay ngón trỏ phải, dân tộc, tôn giáo, đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp, chức danh người cấp, tên và chữ ký người cấp, con dấu.
  • Hộ khẩu bản gốc.
  • Đơn xin cấp chứng minh nhân dân (có mẫu sẵn) và điền đầy đủ, chính xác thông tin vào đó.
  • Sổ hộ khẩu bản gốc.
  • Tờ khai căn cước công dân (có mẫu sẵn) và điền đầy đủ, chính xác thông tin vào đó.
  • Giấy chứng minh nhân dân cũ.
Chứng minh nhân dân có những thông tin gì?
Chứng minh nhân dân có những thông tin gì?

Thủ tục làm chứng minh nhân dân

Thủ tục làm chứng minh nhân dân không quá khó khăn, bạn chỉ cần đến Công an cấp quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và trình nộp những loại giấy tờ sau:

Sau đó nơi tiếp nhận sẽ tiến hành chụp ảnh cho bạn, lấy dấu vân tay bằng máy quét vân tay tự động. Bước cuối cùng là nộp lệ phí. 

Làm chứng minh nhân dân vào ngày nào trong tuần?

“Làm chứng minh nhân dân vào ngày nào trong tuần” hay “có đi làm giấy chứng minh nhân dân vào chủ nhật được không” là các câu hỏi được khá nhiều người quan tâm.  Khi đi làm chứng minh nhân dân bạn nên chú ý thời gian để tránh lỡ việc. Các cơ quan sẽ làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7 chỉ làm buổi sáng và chủ nhật nghỉ. Bạn phải đến trong khung giờ làm việc (tránh giờ nghỉ trưa) ra nhé.

Đối với những ai ở xa nên sắp xếp thời gian trước, bạn có thể về quê làm chứng minh nhân dân rồi ủy quyền người thân nhận giùm, sau đó gửi qua đường bưu điện. Đó là cách tiết kiệm thời gian nhất trong việc làm chứng minh nhân dân với trường hợp bạn đi học, đi làm xa nhà.

Cách điền tờ khai chứng minh nhân dân
Cách điền tờ khai chứng minh nhân dân

Thủ tục đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước

Vào 1/1/2016 đã có chỉ thị đổi toàn bộ chứng minh nhân dân thành thẻ căn cước. Tuy nhiên chỉ mới 16 tỉnh thành thực hiện điều này. Nhưng rất có thể vào thời gian tới đây cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành yêu cầu đổi mới toàn bộ, do đó bạn cũng nên nắm rõ thủ tục đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước để không bị bỡ ngỡ.

Để đổi sang thẻ căn cước bạn hãy đến Công an quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú mang theo các giấy tờ sau:

Sau khi nộp hết giấy tờ kể trên bạn sẽ được tiến hành chụp ảnh, lấy dấu vân tay, kiểm tra và ký xác nhận vào phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân. Bước cuối cùng là nộp lệ phí và nhận giấy hẹn đến lấy thẻ căn cước.

Thủ tục đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân
Thủ tục đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân

Chứng minh nhân dân là một trong các loại giấy tờ quan trọng nhất của công dân Việt Nam. Nếu bạn không có chứng minh nhân dân, có nhiều dịch vụ hoặc hoạt động bạn không thể tham gia. Do đó, khi đã đủ 14 tuổi hãy đến cơ quan Công an quận huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để làm chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước. Nhớ để ý vào thời gian làm việc của cơ quan đó để khỏi mất thời gian chờ đợi nhé.